HLV Park Hang-seo: Khác người từ cách dùng người
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.Giá xăng dầu hôm nay 26.4.2024: Trong nước và thế giới trái chiều
Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc Tòa án nhân dân TP.HCM (TAND TP.HCM) tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Trong đơn kháng cáo, TAND TP.HCM đã tuyên xử, xác định Hồng Loan là con hợp pháp, người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Võ Văn Ngoan (NSƯT Vũ Linh). Tuy nhiên, TAND TP.HCM lại phân chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh thành 2 phần theo tỉ lệ 85% cho Hồng Loan và 15% cho bà Hồng Nhung với lý do xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung. Theo Hồng Loan, việc tuyên xử phân chia như trên của tòa án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật. Hồng Loan trình bày trong đơn, bà Hồng Nhung hoàn toàn không có công sức đóng góp vào di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM với ông Võ Thành Nhiêu, bà Hồng Nhung. Do đó, bà Hồng Nhung không có công sức đóng góp, không quản lý, không giữ gìn, không tôn tạo làm nên giá trị di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh."Do đó, việc TAND TP.HCM cho rằng bà Hồng Nhung có đóng góp công sức vào khối di sản của cha tôi để lại và tuyên cho bà Nhung được hưởng 15% trên tổng giá trị di sản của cha tôi là hoàn toàn không có căn cứ", Hồng Loan viết trong đơn kháng cáo. Bên cạnh đó, phía Hồng Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL và viện dẫn lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự vào trường hợp cụ thể của cô là chưa chính xác. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…". Trong khi đó, bà Hồng Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác bỏ tư cách hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do đó, khi tòa án xác định Hồng Loan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố nghệ sĩ Vũ Linh thì cô phải là người được toàn quyền thừa hưởng toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ. Tòa án chia cho Hồng Loan 85% và chia cho bà Hồng Nhung 15% nghĩa là đã xác định bà Hồng Nhung là đương sự được hưởng một phần di sản thừa kế."Việc bà Nhung chăm sóc bà nội tôi (nếu có) thì đó là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, bà Nhung cũng là con, không phải nghĩa vụ duy nhất cha tôi, thực tế cha tôi lúc đó đã làm việc vất vả nuôi cả gia đình anh em (trong đó có cả bà Nhung)... Tòa án sơ thẩm đã xét công sức cho bà Nhung trên những cơ sở, lập luận như trên là hoàn toàn không đúng và cũng vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện của bà Nhung là đang tranh chấp về hàng thừa kế", Hồng Loan trình bày. Ngoài ra, Hồng Loan cho rằng TAND TP.HCM áp dụng không đúng tinh thần của Án lệ 05/2026/AL và "lẽ công bằng" khi tuyên xử chia cho bà Hồng Nhung 15% di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để Hồng Loan đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu cô muốn giúp đỡ bà Hồng Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ôtô.Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Hồng Nhung 15% giá trị di sản. Khi đã hoàn tất nghĩa vụ hoàn tiền, bà Loan được quyền đăng ký sang tên và sử dụng số tài sản nêu trên, cũng như yêu cầu mẹ con bà Hồng Nhung di dời toàn bộ tài sản cá nhân ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Sau thời hạn quy định, nếu bà Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản nói trên.
Giảm cân hiệu quả nhờ bổ sung những loại quả này vào chế độ ăn hằng ngày
Sáng 19.1, Đội Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.Đà Nẵng bàn giao 2 vụ, với 9 côn đồ kéo nhau đi hỗn chiến, cho công an các địa phương thụ lý.Trước đó, khoảng 3 giờ cùng ngày, Trung tâm chỉ huy Công an TP.Đà Nẵng nhận điện báo từ người dân về việc nhóm côn đồ mang theo hung khí tụ tập trên đường Âu Cơ (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu).Trung tâm chỉ huy điều động tổ công tác lực lượng cảnh sát 113 đang ở gần khu vực, cơ động đến hiện trường. Tuy nhiên nhóm nghi phạm đã di chuyển.Truy xét nhanh, đến kiệt 34 đường Âu Cơ, tổ công tác phát hiện nhóm 5 người đi trên 2 xe máy về hướng kiệt 57 đường Đồng Kè, nên đã truy bắt.Thấy lực lượng cảnh sát, cả nhóm rú ga bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe nhưng đã bị cảnh sát 113 bắt giữ toàn bộ.5 người gồm: Bùi Quang Tuyên (ngụ P.Hòa Khánh Bắc), Trần Gia Quyền (cùng 18 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu), Trần Phúc Hậu (28 tuổi, ngụ Bến Tre), Nguyễn Hoàng Duy Mẫn (19 tuổi, ngụ xã Hòa Sơn), C.T.T.M (nữ, 17 tuổi, ngụ xã Hòa Khương, cùng H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).Tại hiện trường, lực lượng công an tạm giữ 2 cây kiếm Nhật, 2 xe máy. Theo khai nhận, nhóm này mâu thuẫn qua mạng xã hội với một nhóm côn đồ ở khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng, nên hẹn nhau giải quyết.Tổ công tác Cảnh sát 113 lập hồ sơ ban đầu và bàn giao cho Công an Q.Liên Chiểu thụ lý.Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết thêm, trước đó, lúc 1 giờ 15 cùng ngày, Đội Cảnh sát 113 nhận tin báo tại khu vực trên đường Tôn Đức Thắng (P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ) có nhóm thanh thiếu niên tụ tập, chuẩn bị hung khí đánh nhau.Tổ công tác triển khai vây bắt ở khu vực ngã ba Huế, tạm giữ 4 nghi phạm: Phạm Hữu Khánh Hưng (18 tuổi, ngụ TP.Huế), T.V.M, N.X.P (cùng 17 tuổi), Lê Văn Hiền (19 tuổi, cùng ngụ Q.Liên Chiểu). Nhóm này khai nhận đang trên đường kéo ra biển để chém nhau với nhóm côn đồ khu vực làng chài.Đội Cảnh sát 113 chuyển 4 nghi phạm cho Công an Q.Cẩm Lệ thụ lý.
Tháng 7.2023, ban đã tiếp nhận bàn giao quản lý mặt nước hồ Tuyền Lâm từ Trung tâm quản lý đầu tư khai thác thủy lợi Lâm Đồng. Trước khi thực hiện bàn giao, Trung tâm quản lý đầu tư khai thác thủy lợi Lâm Đồng đã thanh lý hợp đồng cho thuê mặt nước đối với 2 tổ chức, cá nhân này. Tuy nhiên, nơi đây là nguồn thu của 52 tài công chạy thuyền chở du khách trên hồ Tuyền Lâm và họ có nguyện vọng được tiếp tục thuê mặt nước để có thu nhập ổn định cuộc sống...
Xe khách chở học sinh vượt ẩu, tài xế còn 'thách thức' khi bị chặn đường
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".